Viêm dạ dày là một bệnh lý hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay với những triệu chứng gây ra từ bệnh mang đến nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Thực ra thì chúng ta có thể phòng ngừa viêm dạ dày nếu nắm rõ được thủ phạm sinh ra bệnh.
Vậy nên mời bạn đọc cùng xem qua những nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm dạ dày được chia sẽ dưới bài viết này nhé.
1. Nguyên nhân gây viêm dạ dày cơ bản
Theo các thống kê hiện nay cho biết thì tỷ lệ người mắc viêm dạ dày ở nước ta chiếm khoảng hơn 7% trên tổng dân số và con số này đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa dần.
Viêm dạ dày không phải là một bệnh nan ý gây nguy hiểm đến người bệnh trực tiếp nhưng do đây là cơ quan đảm nhiệm chức năng lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt, chính vì thế mà các vết viêm khó lành gây trở ngại trong việc chữa trị bệnh.
Ngoài ra thì trong trường hợp bệnh không được kiểm soát và chữa trị kịp thời sẽ là có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gián tiếp đe dọa đến cả tính mạng người bệnh như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, Ung thư dạ dày….Chính vì vậy mà việc phòng ngừa viêm dạ dày là vấn đề cần thiết để tránh gây ra những nguy hiểm khi mắc bệnh
Thủ phạm gây ra viêm dạ dày được khởi phát từ những lý do như:
1.1 Do nhiễm vi khuẩn HP
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên viêm dạ dày. Chúng xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống và bám ký sinh ở lớp niêm mạc dạ dày phát triển và gây ra những tổn thương trên lớp niêm mạc, làm suy giảm chức năng tiêu hóa.
Ở giai đoạn đầu thì hầu như người bệnh khó nhận biết được bởi không có nhiều triệu chứng đặc biệt, nhưng khi bệnh tiến triển mạnh bùng phát bằng những biểu hiện như:
- Đầy hơi, ợ hơi
- Buồn nôn
- Chướng bụng
- Khó tiêu, chán ăn
- Rối loạn tiêu hóa…
Từ đó khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy giảm, mệt mỏi.
1.2 Do thói quen ăn uống thiếu khoa học
Cách để phòng ngừa viêm dạ dày tốt nhất chính là thông qua những nguyên nhân gây ra bệnh. Và một trong số những yếu tố chủ quan mắc phải chính là thói quen ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý cụ thể như:
- Ăn quá khuya: Lúc này lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hết dẫn đến lên men, sinh hơi gây nên cảm giác đau dạ dày, đầy hơi
- Nhai nuốt nhanh: Thói quen này khiến cho lượng thức ăn chưa được thấm đủ enzyme tiêu hóa điều này khiến cho dạ dày làm việc vất vả hơn, hoạt động co bóp diễn ra liên tục sẽ làm cho khu vực thượng vị có cảm giác đau.
- Ăn không đúng bữa, bỏ bữa: Hiện nay thì tình trạng bận rộn với công việc mà bỏ bữa hoặc ăn không đúng bữa xảy ra ngày càng nhiều, vấn đề này dẫn đến hoạt động tiết axit và co bóp vẫn diễn ra trong khi dạ dày ở trạng thái trống rỗng sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn hình thành vết viêm – loét.
- Ăn nhiều thực phẩm chua, cay, quá mặn…: Những loại thức ăn này sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit làm bào mòn lớp niêm mạc, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP xâm nhập và phát triển gây nên bệnh.
- Vận động mạnh ngay sau khi ăn: Thói quen này sẽ khiến cho hoạt động tiêu hóa ở dạ dày bị ngưng trệ, gián đoạn là thủ phạm dễ khiến viêm dạ dày phát triển.
Bên cạnh đó thì ăn quá no, để bụng quá đói, ăn vặt nhiều….cũng là những thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe dạ dày.
1.3 Do hệ quả của lạm dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng bừa bãi hoặc kéo dài quá trình điều trị sẽ gây nên nhiều rủi ro cho sức khỏe và viêm dạ dày chính là một trong những tác dụng phụ bởi lý do này.
1.4 Do thần kinh áp lực, căng thẳng, stress kéo dài:
Hoạt động của hệ thần kinh làm nhiệm vụ chỉ huy hoạt động của dạ dày. Thế nên khi căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài sẽ khiến chức năng điều tiết hoạt động của dạ dày bị rối loạn, làm tăng sản xuất axit ở dịch vị làm lớp niêm mạc bị tổn thương gây ra bệnh.
1.5 Do uống nhiều chất kích thích (bia – rươu – nước ngọt có ga…)
Đều là những chất có khả năng kích thích sản sinh axit trong dạ dày khiến lớp màng bảo vệ bị ăn mòn. Thậm chí những thức uống này còn gây chướng hơi, trào ngược thực quản, buồn nôn….gây hại cho sức khỏe.
Từ việc xác định được những nguyên nhân gây bệnh trên sẽ là yếu tố giúp phòng ngừa viêm dạ dày hiệu quả.
2. Cách phòng ngừa viêm dạ dày
Loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh chính là cách phòng ngừa viêm dạ dày giúp mọi người giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.
Vậy nên để phòng ngừa viêm dạ dày tốt nhất mọi người có thể áp dụng những giải pháp như:
2.1 Phòng ngừa viêm dạ dày chống sự lây nhiễm HP
Để làm được điều này để phòng ngừa viêm dạ dày chúng ta cần:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không dùng thực phẩm sống, tanh, đồ ăn lạnh, các món nộm, gỏi, tiết canh…kém vệ sinh
- Ăn chín uống sôi
- Vệ sinh tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại – tiểu tiện
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh
- Không dùng chung bát đũa, cốc nước….với người dương tính với vi khuẩn HP để tránh lây nhiễm…
2.2 Hình thành thói quen ăn uống điều độ
Đây không chỉ là cách giúp phòng ngừa viêm dạ dày hiệu quả mà còn là giải pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh lý này.
- Ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc không bỏ bữa
- Chỉ ăn vừa đủ no không ăn quá nhiều cùng lúc sẽ khiến dạ dày bị quá tải
- Hạn chế uống nhiều nước trước hoặc sau khi ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của da dày khiến cho dịch vị tiêu hóa bị pha loãng.
- Ăn chậm, nhai kỹ để kích thích thích dạ dày bài tiết nước bọt làm mềm thức ăn hỗ trợ tốt cho chức năng của dạ dày.
2.3 Bỏ thói quen dùng bia – rượu – thuốc lá…
Để hạn chế độc tố hình thành trong cơ thể làm tăng quá trình tiết dịch vị axit trong dạ dày.
2.4 Thận trọng khi dùng thuốc điều trị
Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng thời điểm được hướng dẫn,
Không được tự ý mua, không dùng bữa bãi đặc biệt là nhóm thuốc: kháng sinh, giảm đau, kháng viêm.
Theo dõi và tái khám đúng lịch hẹn
2.5 Tránh căng thẳng, stress:
Giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn thoải mãi, giảm stress suy nghĩ tích cực.
Dành thời gian tập thể dục gặp gỡ bạn bè, đi dạo để tinh thần được thư giãn.
Hít thở sâu khi rơi vào trạng thái mệt mỏ, căng thẳng
Xây dựng kế hoạch cho công việc và những điều muốn làm trước.
2.6 Ngủ đủ giấc, không thức khuya:
Chất lượng giấc ngủ rất cần thiết đối với sức khỏe là cách giúp phòng ngừa viêm dạ dày cũng như nhiều bệnh lý trong cơ thể.
2.7 Bổ sung thực phẩm chức năng
Bên cạnh những yếu tố giúp phòng ngừa viêm dạ dày được chia sẽ trên thì hiện nay bổ sung thực phẩm chức năng cũng là cách giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe hiệu quả và an toàn.
Viên nghệ Nano Cumarfort là một trong số những sự lựa chọn tuyệt vời cho việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm dạ dày đang được nhiều người tin dùng.
Vận dụng dược tính của curcumin có trong nghệ (với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ) kết hợp cùng công nghệ nano hiện đại (bước tiến y học vượt trội) phân tách tạo nên những phân tử nano curcumin trong sản phẩm có kích thước siêu nhỏ dễ dàng hấp thụ và hòa tan theo đường máu thẩm thấu đến từng tế bào giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, kích thích sản sinh dịch chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc, tái tạo và phục hồi tổn thương, đồng thời kết hợp cùng đặc tính điều hòa hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của thymomodulin (chiết xuất từ tuyến ức Bê) giúp mang lại sản phẩm thực phẩm chức năng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sản phẩm được Bộ y tế cấp phép an toàn thực phẩm với tác dụng giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích chức năng tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, trào ngược thực quản…hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm dạ dày an toàn và hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài ra sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên lành tính và an toàn cho mọi đối tượng không gây ra tác dụng phụ. Nhấc máy và liên hệ ngay số: 028.3949.2358 để được tư vấn trực tiếp hơn nhé.
Với những nguyên nhân cùng việc tích cực chủ động phòng ngừa viêm dạ dày từ những giải pháp được chia sẽ trên thì hi vong sẽ giúp ích được cho mọi người chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân yêu của mình.
Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website: hoangphucpharma.com nhé.