Cách chữa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis (viết tắt RA), là một bệnh xương khớp khá phổ biến. Bệnh gây tàn phá các khớp xương và cơ thể của người bệnh làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. Để biết cách chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mãn tính gây ảnh hưởng tới khớp gồm có màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn làm cho khớp đau nhức, sưng tấy và có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp. Ngoài ra bệnh còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.

Bệnh do hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô trong cơ thể của người bệnh nên còn gọi là bệnh tự miễn.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Giai đoạn khởi phát bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, tê đầu chi, mệt mỏi, sụt cân… trước khi xuất hiện các biểu hiện ở khớp. Trong giai đoạn này, viêm đau thường xảy ra ở một khớp nhất định.

Vài tuần đến vài tháng sau, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này,tình trạng viêm đau diễn ra ở nhiều khớp nên còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Khớp thường bị viêm gồm có: 90% khớp cổ tay, 90% khớp gối, 80% khớp ngón tay, 70% khớp cổ chân, 70% khớp bàn tay, 60% khớp ngón chân, 60% khớp khuỷu tay. Các khớp ít bị ảnh hưởng viêm là khớp cột sống, khớp háng, khớp vai…

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

chua-viem-khop-dang-thap-2

Dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp thường gặp:

-Sưng tấy đỏ, nóng và đau nhức ở các vị trí khớp bị viêm. Đa số các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở cùng một khớp đối xứng trên cơ thể. ví dụ nếu cổ tay phải bị viêm thì cổ tay trái cũng bị tương tự.
-Tổng trạng mệt mỏi, giảm cân, có thể bị sốt nhẹ.
-Cứng khớp vào buổi sáng là dấu hiệu đặc hiệu xảy ra thường xuyên.
-Viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm thường xảy đến các khớp nhỏ trước tiên như các khớp bàn tay và bàn chân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở khớp lớn hơn như cổ tay, đầu gối, hông, mắt cá chân, khuỷu tay và vai.

-Có khoảng 40% người bị viêm khớp dạng thấp có các biểu hiện ở cơ quan khác như: bị khô mắt, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, và giảm thị lực. Trên da xuất hiện những cục u nhỏ dưới da còn gọi là nốt thấp tại các vị trí khớp bị viêm. Đôi khi biểu hiện khó thở, có thể có triệu chứng viêm phổi. Ngoài ra có thể có thiếu máu, xét nghiệm tế bào hồng cầu giảm.
Những triệu chứng toàn thân nêu trên của bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời, đột ngột xuất hiện và có thể tư biến đi. Tuy nhiên biểu hiện tại khớp theo thời gian có thể tiến triển nặng khiến cho các khớp bị biến dạng.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

 

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chủ yếu là do chính hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp và lớp màng dịch bao quanh các khớp trong cùng cơ thể gây nên tình trạng tổn thương biểu hiện bằng triệu chứng viêm đau.

Yếu tố nguy cơ

Theo thống kê ở Việt Nam viêm khớp dạng thấp chiếm khoảng 0,5 – 2 % dân số. Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm có:

-Giới tính: nữ giới chiếm 70% số người bệnh viêm khớp dạng thấp.
-Tuổi tác: từ 30 đến 60 tuổi là giai đoạn bệnh phát triển mạnh.
-Yếu tố di truyền: gia đình có cha hoặc mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
-Theo thống kê người ta nhận thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn đặc biệt là ở đối tượng những phụ nữ tuổi trung niên trở lên.

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

chua-viem-khop-dang-thap

 

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng sau:

-Loãng xương: do người bệnh dùng một số loại thuốc trong quá trình điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương như corticoid chẳng hạn.
-Các nốt thấp khớp: thường được hình thành xung quanh các điểm chịu áp lực  như khuỷu tay. Tuy nhiên, những nốt sần do mô bị cứng lên này có thể được hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể,ngay cả ở phổi.
-Biểu hiện khô mắt và miệng: do bệnh gây giảm lượng ẩm trong mắt và miệng của người bệnh.
-Nhiễm trùng: do các loại thuốc điều trị ức chế miễn dịch làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể làm nguy cơ nhiễm trùng gia tăng.
-Tăng hàm lương acid béo: người ta nhận thấy chất béo chiếm tỷ lệ cao hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
-Bệnh tim mạch:viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và tắc nghẽn mạch máu, cũng như viêm màng ngoài tim.
-Bệnh phổi. người bị viêm khớp đa khớp dạng thấp có nguy cơ bệnh viêm nhu mô phổi, biểu hiện khó thở.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia xương khớp, chữa viêm khớp dạng thấp không thể khỏi hẳn 100%. Mục tiêu chữa viêm khớp dạng thấp là khắc phục triệu chứng để giảm nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, giảm sự tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Do vậy, nếu bị viêm khớp dạng thấp bạn phải học cách sống chung với bệnh này và hiểu rằng nếu được điều trị đúng cách sẽ giúp các khớp của bạn không bị tổn thương thêm, giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nặng như tàn phế. Vì vậy việc phát hiện sớm và chữa viêm khớp dạng thấp đúng phương pháp là điều mà bạn cần phải biết.

Cách chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất

Để việc chữa viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc

-Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): naproxen sodium, ibuprofen, ketoprofen là những thuốc thông dụng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên cần thận trọng với những bệnh nhân bị loét dạ dày do đó người bệnh nên khám bác sĩ để được kê đơn thuốc riêng.
-Nhóm thuốc Corticosteroid: prednisone, prednisolone và methyprednisolone có tác dụng chống viêm rất nhanh và mạnh. Cần lưu ý nhóm thuốc Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại nên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
-Nhóm thuốc Dmard: methotrexate, sulfasalazine, hydroxycholorquine, cyclophosphamide, leflunomide, và azathioprine có tác dụng chống lại bệnh thấp khớp.

Điều trị bằng Phẫu thuật

Đây là phương pháp chỉ được áp dụng để giải quyết biến chứng nặng làm mất khả nặng vận động. Phẫu thuật thay khớp bằng kim loại và nhựa giúp phục hồi chức năng các khớp bị tổn thương nặng như khớp hông và đầu gối.

Tóm lại, các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp hiện nay đều hướng tới mục tiêu phục hồi chức năng vận động và giảm đau. Tuy nhiên, muốn chữa viêm khớp dạng thấp đạt kết quả tốt thì cần một phương pháp toàn diện để giải quyết được tận gốc của bệnh, tác động từ bên trong. Với cơ chế chữa viêm khớp dạng thấp tận gốc, kết hợp 3 tác động của Glucosamine-Chondroitine-MSM (Methyl Sufonyl Methane) và các thành phần thảo dược tự nhiên,  viên uống NEOCARTI mang đến hiệu quả kháng viêm, giảm đau đồng thời tăng cường hỗ trợ chức năng sụn khớp và thành phần xương dưới sụn, tăng độ nhờn dịch khớp nên đã được xem như là một giải pháp tuyệt vời trong việc hỗ trợ chữa viêm khớp dạng thấp đạt kết quả tốt nhất hiện nay.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng gọi lại số hotline (028)39492358 bạn nhé.

chua-viem-khop-dang-thap

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *